Viết trang giới thiệu công ty cho website (Phần 2)

Trang giới thiệu là loại trang thường thấy trong mỗi website. Một web giới thiệu hay có giá trị trong việc thu hút khách hàng, độc giả, thậm chí là tạo niềm tin, uy tín cho website, chủ cửa hàng, công ty hay doanh nghiệp.

Nhưng không phải ai cũng biết viết một trang giới thiệu hợp lý và hiệu quả. Sau đây là những lưu ý và phương pháp viết trang web để bạn tham khảo

Dẫn chứng các số liệu

Cách thuyết phục khách hàng là đưa ra những dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy. Hãy đưa vào trang giới thiệu của website những con số biết nói về công ty của bạn. Tốt nhất nên chọn ra một vài con số quan trọng, ấn tượng như doanh thu, sản lượng hoặc số vốn,… tùy thuộc vào lĩnh vực của doanh nghiệp.

Dẫn chứng các số liệu

Ngoài ra, còn một phương pháp thuyết phục khách hàng có hiệu quả cao nữa: trích dẫn. Đó có thể là trích dẫn của những lời nhận xét, lời khen của các đối tác, khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ hay thậm chí là của các tờ báo nổi tiếng. Những trích dẫn này là minh chứng cho năng lực cũng như uy tín của bạn, đầy sức thuyết phục loại bỏ các nghi hoặc trong lòng khách hàng.

Giới thiệu về nhân viên công ty

Việc minh bạch thông tin nhân viên cũng góp phần làm cho doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy. Vì vậy, Hãy liệt kê các thành viên, tên tuổi cũng như vị trí trong công ty bạn trên trang giới thiệu. Nếu số lượng quá đông, bạn có thể chọn ra những thành viên chủ chốt trong các phòng ban, những nhân vật nổi bật có thể đại diện cho công ty.

Giới thiệu về nhân viên công ty

Thêm vào các nút “Kêu gọi hành động” (Call to action)

Như đã nói, trang giới thiệu cũng ảnh hưởng không ít tới tỉ lệ chuyển đổi của website. Tỉ lệ chuyển đổi là tương quan giữa số lượt truy cập trang giới thiệu và số tương tác của người dùng. Để gia tăng các con số này, hãy kêu gọi người dùng tương tác bằng các biện pháp “call to action”. Tức là: Sau khi giới thiệu người dùng các lợi ích của website/doanh nghiệp, hãy đưa họ đến trực tiếp sản phẩm/dịch vụ bằng các nút “Mua ngay”, “Tìm hiểu ngay”… hay các nút tương tự.

Thêm vào các nút “Kêu gọi hành động” (Call to action)

Các dạng “Tìm hiểu thêm” có thể dẫn về trang thông tin sản phẩm chi tiết, câu chuyện thành công của khách hàng, quy trình cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp,.v.v… Tất cả phụ thuộc vào nội dung và thiết kế của website bạn. Nếu không dùng nút “call to action”, bạn có thể dùng các đường dẫn (link). Bạn nên chèn link vào các đoạn trong nội dung trang và trỏ về các trang khác cung cấp thông tin chi tiết hơn về vấn đề.

Tuy nhiên, lời khuyên là bạn chỉ nên dùng đường dẫn cho các thông tin thêm. Đối với việc kêu gọi cho các hành động quan trọng như mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hãy sử dụng nút “call to action”. Ngoài ra, mẫu (form) đăng ký cũng là một phương pháp tăng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả cho trang giới thiệu.

Cũng như nút “call to action”, bạn có thể chèn mẫu đăng ký vào sau các đoạn nội dung để: thay vì kêu gọi mua hàng, khuyến khích người dùng theo dõi tin tức trang. Mẫu đăng ký phù hợp với những website cung cấp nội dung là chính.

Không có công thức cho một trang web hoàn hảo

Nói chính xác hơn là do cảm nhận của người xem, chứ không phải dựa trên một công thức nào để đánh giá, việc nào tùy thuộc vào thẩm mỹ, phong cách và góc nhìn của bạn, cũng như đội ngũ thiết kế website.

Xem Phần 1: Cách giúp viết trang giới thiệu hay cho website Phần 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0974.533.108