Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm “Paid Traffic” và những ưu và nhược điểm của việc sử dụng paid traffic trong affiliate marketing. Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá cách tối ưu hóa tốt nhất các kênh paid traffic để đạt được thành công trong affiliate marketing.
Hãy cùng chúng tôi khám phá những chiến lược và phương pháp đáng chú ý để ưu tối các kênh paid traffic, từ việc tạo landing page hấp dẫn cho đến áp dụng A/B testing để tìm ra những yếu tố quảng cáo hoạt động tốt nhất. Chúng tôi sẽ chia sẻ các bước thực hiện chi tiết và những lưu ý quan trọng để bạn có thể tận dụng tối đa tiềm năng của paid traffic trong việc tăng trưởng doanh thu và xây dựng một chiến dịch affiliate marketing thành công.
> Xem thêm: Paid Traffic là gì? Những ưu và nhược điểm của paid traffic khi làm affiliate marketing
1. Các bước lên kế hoạch Paid traffic hiệu quả
1.1 Phân tích đối tượng
Đừng vội vàng nhắm mục tiêu quảng cáo mà hãy dành thời gian nghiên cứu và thử nghiệm nếu như bạn chưa xác định được cụ thể chân dung khách hàng. Bởi thế mạnh của các kênh quảng cáo Paid traffic là cho phép nhắm mục tiêu hiệu quả dựa trên đặc điểm của khách hàng. Vì vậy, nếu không xác định chính xác chân dung khách hàng, quảng cáo của bạn không đến được với người cần thì sẽ không hiệu quả.
Để phân tích đối tượng chính xác, nhà quảng cáo có thể sẽ phải test nhiều lần để tìm ra mục tiêu tốt nhất. Một vài doanh nghiệp cũng lựa chọn giải pháp thuê ngoài chuyên gia hoặc agency để chạy quảng cáo. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải nắm bắt hoạt động của các nền tảng quảng cáo và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến dịch trước khi thực hiện các hoạt động này.
1.2 Lựa chọn kênh paid traffic
Có rất nhiều kênh Paid traffic trên thị trường hiện nay, từ những nền tảng phổ biến như: Facebook Ads, Google Ads,… ngày càng xuất hiện thêm các kênh quảng cáo mới như TikTok Ads, Quảng cáo hiển thị trên báo điện tử, website nổi tiếng,… Tuy vậy, không phải kênh quảng cáo nào cũng phù hợp với đối tượng mục tiêu và đặc thù sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ Facebook đang hạn chế những quảng cáo liên quan đến xương khớp. Vì vậy, việc lựa chọn kênh Paid traffic sẽ giúp quảng cáo được hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
1.3 Lên ý tưởng & xây dựng nội dung
Mặc dù Paid traffic đến từ việc bỏ ra chi phí để quảng cáo được hiển thị tại những vị trí ưu tiên. Tuy nhiên, nếu nội dung không đủ thu hút người xem thì họ cũng sẽ không click vào link affiliate marketing của bạn, như vậy quảng cáo sẽ không mang lại hiệu quả.
Thông thường việc lên ý tưởng nội dung sẽ bước đầu bằng các bước nghiên cứu insight khách hàng mục tiêu và phân tích từ khóa có liên quan đến sản phẩm và thương hiệu. Bên cạnh đó, hình ảnh quảng cáo cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút người xem click.
Tuy nhiên, nhà quảng cáo cũng cần lưu ý về chính sách quảng cáo của các kênh paid traffic. Facebook hay Google,… đều có những quy định cụ thể trong việc sáng tạo nội dung và hình ảnh quảng cáo.
1.4 Test nội dung và triển khai
Như những phân tích trên, việc kiểm thử và điều chỉnh chiến dịch và nội dung quảng cáo trước khi đăng giúp nhà quảng cáo tối ưu hiệu suất chiến dịch hơn rất nhiều. Sau khi test thử nhiều các nội dung hoặc tùy chọn quảng cáo, nhà quảng cáo có thể lựa chọn được chiến dịch phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
1.5 Đo lường – Đánh giá – Tối ưu
Môi trường quảng cáo thu Paid traffic luôn biến động không ngừng bởi rất nhiều yếu tố như đối thủ cạnh tranh tăng ngân sách quảng cáo, hành vi người dùng thay đổi, thuật toán của kênh biến động,… hoặc do nội dung quảng cáo của bạn đã không còn phù hợp.
Vì vậy, nhà quảng cáo cần liên tục theo dõi các chỉ số, đưa ra đánh giá và tối ưu chiến dịch kịp thời. Một số chỉ số cần lưu ý khi thu Paid traffic điển hình như: CPC, Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi, Impression, Return on Investment,…
Sau khi tiến hành đánh giá nhà quảng cáo có thể phát hiện ra những điểm chưa được tối ưu để cải thiện. Ví dụ như thay đổi nội dung quảng cáo hấp dẫn hơn, thay đổi cách thức target quảng cáo hoặc điều chỉnh ngân sách quảng cáo,…
2. Làm thế nào để tối ưu tốt nhất các kênh paid traffic cho affiliate marketing
Để tối ưu các kênh thu paid traffic cho chiến dịch affiliate marketing nhà quảng cáo cần lưu ý hai cách thức sau:
2.1 Target chỉ đúng đối tượng
Như đã phân tích khi target sai đối tượng hoặc target quá rộng sẽ dẫn đến quảng cáo của bạn tiếp cận sai đối tượng mục tiêu tiềm năng. Khi đó bạn vẫn có thể thu về traffic, nhưng những traffic thu về đó sẽ không mang lại hiệu quả chuyển đổi cao, mà doanh nghiệp vẫn phải trả phí cho những truy cập này.
Vì vậy khi bạn target quảng cáo càng chi tiết cụ thể rõ ràng về các yếu tố như nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính,… hành vi, sở thích, nhu cầu,… thì quảng cáo sẽ càng tiếp cận chính xác các đối tượng tiềm năng nhất. Khi đó các luật lượt paid traffic thu về sẽ chất lượng và mang tính chuyển đổi cao hơn như vậy hiệu quả của chiến dịch affiliate Marketing sẽ được tối ưu. Để làm được điều đó, bước phân tích đối tượng phía trên cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác.
2.2 Phân tích các từ khóa
Các từ khóa giúp nội dung quảng cáo của bạn thu hút khách hàng mục tiêu chính xác hơn. việc xây dựng nội dung chứa những từ khóa có liên quan đến khách hàng và sản phẩm sẽ giúp các kênh quảng cáo nhanh chóng nhận định và phân phối quảng cáo của bạn chính xác, hiệu quả và tiết kiệm hơn. Đặc biệt khi quảng cáo trên Google Ads, xác định từ khóa chính xác là bước quan trọng để quảng cáo của bạn đến đúng khách hàng mục tiêu.
Một số công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa và phát triển nội dung hiệu quả phải kể đến như: Google keyword planner, KeywordTool.io, Keyword Shitter,…
2.3 Tối ưu hoá landing page
Tối ưu hóa landing page là một yếu tố quan trọng để tối đa hóa hiệu quả của các kênh paid traffic trong affiliate marketing. Một landing page được thiết kế tốt không chỉ thu hút khách hàng, mà còn giúp chuyển đổi họ thành người mua hoặc đăng ký.
Để tối ưu hóa landing page, đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng nó có một tiêu đề hấp dẫn và mạnh mẽ. Tiêu đề nên tóm tắt lợi ích chính mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp. Nó cần gợi cảm hứng cho khách hàng và kích thích họ để tiếp tục đọc nội dung trang.
Ngoài ra, trang landing cần có một mô tả súc tích và thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ. Giải thích rõ ràng về những giá trị mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng các điểm mạnh, phản hồi tích cực từ khách hàng trước và các yếu tố thuyết phục khác để tăng độ tin cậy.
2.4 A/B Testing
Đầu tiên, để thực hiện A/B testing, chúng ta cần tạo ra ít nhất hai phiên bản khác nhau của một yếu tố cụ thể trên trang quảng cáo hoặc landing page. Ví dụ, chúng ta có thể thay đổi tiêu đề, màu sắc nút gọi hành động, hoặc vị trí của các yếu tố trên trang. Sau đó, chúng ta chia nhóm khách hàng thành hai nhóm ngẫu nhiên và hiển thị phiên bản A cho một nhóm và phiên bản B cho nhóm còn lại.
Tiếp theo, chúng ta tiến hành theo dõi và phân tích kết quả từ hai phiên bản. Sử dụng các công cụ phân tích web hoặc công cụ quảng cáo, chúng ta có thể thu thập dữ liệu về lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số khác để so sánh hiệu quả của hai phiên bản. Điều này giúp chúng ta xác định phiên bản nào đạt được kết quả tốt hơn và có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Qua quá trình A/B testing, chúng ta có thể tối ưu hóa các yếu tố trên trang quảng cáo hoặc landing page dựa trên những kết quả thu được. Chẳng hạn, nếu phiên bản B cho thấy tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với phiên bản A, chúng ta có thể áp dụng những thay đổi từ phiên bản B vào phiên bản chính thức của trang.
Kết luận:
Với hiệu quả vượt trội trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng nhanh chóng, Paid traffic vẫn luôn là một trong những thành phần không thể thiếu của các chiến dịch affiliate marketing. Qua việc tìm hiểu về Paid traffic là gì thì thấy công cụ này vẫn còn tồn đọng nhiều điểm hạn chế mà các Marketer cần phải nắm được và tìm cách khắc phục trong quá trình triển khai để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.