Sau google analytics thì công cụ thứ 2 hỗ trợ vô cùng đắc lực cho việc SEO và quản trị website là: Google Webmaster Tool. Từ năm 2019, Google Webmaster Tool (GWT) đã chuyển sang tên gọi mới là Google Search Console (GSC).
Sau đây, Eagle Media sẽ hướng dẫn bạn các cách cài đặt và sử dụng công cụ webmaster tool này hiệu quả nhé:
Đầu tiên, bạn truy cập vào đường dẫn: https://search.google.com/search-console
Khi lần đầu bạn truy cập, bạn sẽ thấy giao diện như sau:
Giao diện Google Search Console lần đầu truy cập
Để thêm search console vào website, bạn thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào google search console (google webmaster tool). Chọn : “Thêm trang web”
Thêm trang web vào Google Search console
Bước 2: Điền URL hoặc paste link URL của trang web. Sau đó chọn Tiếp tục
Điền thông tin trang web cần thêm vào GWT
Bước 3: Xác minh quyền sở hữu website:
Tại đây, Google sẽ gợi ý cho bạn 5 cách để xác minh:
Phương thức xác minh quyền sở hữu trang web
Cách 1: Sử dụng tệp HTML
Đây là hình thức sử dụng file HTML up lên nguồn website của bạn. Mình không khuyên các bạn chọn phương thức xác minh này. Lý do: Mất nhiều thời gian và bạn thường là khách hàng chứ không phải nhà phát triển web nên tốt nhất hãy chọn các phương thức xác minh khác bên dưới nếu muốn việc xác minh nhanh hơn. Ngoài ra, nếu là nhà lập trình website họ cũng khá e ngại mỗi khi up file html lên nguồn web của họ.
Tải lên tệp HTML xác nhận quyền sở hữu trang web từ google search console
Cách 2: Dùng thẻ HTML
Với trường hợp này, bạn cần đưa mã HTML của google search console cho kỹ thuật hoặc lập trình website, họ sẽ giúp bạn add vào thẻ meta của trang chủ trang website.
Dùng thẻ HTML xác nhận quyền sở hữu web
Cách 3: Sử dụng Google Analytics
Sau khi bạn đã có tài khoản google analytics và xác minh thuộc tính thành công. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để theo dõi ngay trên webmaster tool luôn. Như vậy vừa thuận tiện cùng lúc bạn sở hữu google analytics và cả google search console nhé.
Sử dụng google analytics xác minh quyền sở hữu web
Cách 4: Sử dụng Google Tag Manager
Với trường hợp này bạn chỉ có thể xác minh quyền sở hữu web thôi. Search console sẽ không truy cập vào dữ liệu trình quản lý thẻ của bạn.
Xác nhận quyền sở hữu trang web từ Google Tag Manager
Do đó, đây là 1 hoạt động xác thực khá phức tạp và tỷ lệ thành công thấp hơn so với những cách trên. Tốt nhất bạn không nên lựa chọn phương án này.
Đây là một công cụ cho phép bạn nhập và quản lý tất cả các thẻ theo dõi cho trang web của bạn, bao gồm cả GWT.
Khi tài khoản của bạn được thiết lập và trang web của bạn được xác minh, bạn sẽ có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu giúp bạn tối ưu hóa trang web của mình. Bạn có thể nhận thông báo từ Google, điều chỉnh cài đặt để cung cấp thông tin cụ thể vào hộp thư đến của mình, gửi bản đồ trang web XML và xem truy vấn của người dùng nơi trang web của bạn xuất hiện trong tìm kiếm. Tìm hiểu những điều cơ bản khi sử dụng GWT và bạn sẽ có một nguồn tài nguyên tuyệt vời để dựa trên các quyết định tiếp thị trong tương lai của mình.
Cách 5: Thông qua nhà cung cấp tên miền:
Bạn chỉ cần sao chép bản ghi txt vào cấu hình DNS. Tuy nhiên, bạn cần thông qua nhà cung cấp tên miền thì thời gian bạn đợi họ add và xác minh sẽ tốn từ 1-2 ngày làm việc
Nhà cung cấp tên miền xác minh quyền sở hữu web
Như vậy, với 5 phương thức xác minh quyền sở hữu website trên, Eagle Media khuyên bạn nên lựa chọn phương án xác minh bằng HTML hoặc google analytics. Bởi đây là cách xác minh đơn giản nhất, không ảnh hưởng đến bất kỳ chỉnh sửa nào khác của website bạn cả. Mà hiệu quả và thời gian xác minh nhanh chóng nhất. Thông thường, bạn chỉ cần đợi khoảng vài phút đến 1h là đã xác minh xong.
(Nguồn: Mypage)