Làm gì khi thứ hạng trên Google bị giảm
Cho dù thứ hạng tìm kiếm tự nhiên của bạn bị rơi tự do hay bạn thấy bị mất vị trí với từ khóa phụ, đó là điều bạn không mong muốn bởi không ai thích sự sụt giảm.
Mặc dù biến động là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi đối mặt với các bản cập nhật thuật toán real-time của Google nhưng nó không phải là tin tốt khi thứ hạng tìm kiếm của bạn bắt đầu đi sai hướng. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn xác định mọi vấn đề để bạn có thể giải quyết chúng và giúp SEO trở lại.
Bước 1: Kiểm tra ABC của trang web
Trong việc triển khai và theo dõi hiệu suất từ khóa, có thể dễ dàng để tập trung vào các chiến lược nâng cao mà vẫn đánh giá thấp tầm quan trọng của ABC về SEO on-page.
Tại sao bạn phải căng thẳng về tỷ lệ anchor text, tốc độ liên kết hoặc tối ưu hóa các trích dẫn trong khi câu trả lời cho vấn đề thứ hạng lại có thể dễ dàng khắc phục trực tiếp trên trang web của bạn?
Trang web của bạn có trả lại mã trạng thái 200 không?
Mã trạng thái 200 cho thấy trang web của bạn có thể được kết nối thành công. Mã trạng thái chuẩn 200 OK cho biết yêu cầu HTTP thành công.
Sử dụng công cụ miễn phí như HTTP Status Code Checker để xác nhận rằng trang web của bạn đang gửi yêu cầu thành công. Nếu không, bạn có thể khắc phục sự cố dựa vào mã trạng thái không thành công giống như 404 (page not found) hay 410 (page permanently removed)
Bots có thể thu thập trang web của bạn?
Robots.txt là một tập tin văn bản nằm ở thư mục cấp cao nhất của máy chủ web để hướng dẫn cho bots về cách tương tác với trang web của bạn. Trong tập tin, bạn có thể không cho phép bots thu thập trang web dev hoặc index các trang trùng lặp.
Bạn có thể vô tình thiết lập các hạn chế quá chặt chẽ, ngăn không cho các bots tìm kếm thu thập bất kỳ thông tin nào trên trang chính của bạn? Kiểm tra tập tin robots.txt bằng cách sử dụng Robots Testing Tool miễn phí của Google – nếu bạn phát hiện ra bất kỳ sai sót nào, hãy tải lên tập tin cho máy chủ.
Bước 2: Kiểm tra SEO cơ bản
Mặc dù các yếu tố SEO đang giảm dần tác động nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng. Kiểm tra thẻ title, meta descriptions và headings không giữ lại thứ hạng của bạn.
Bạn đã tối ưu hóa title hompage và thẻ meta và chúng hiển thị chính xác trong kết quả tìm kiếm?
Thẻ title của homepage đại diện cho một cơ hội lớn nhưng nói với bots tìm kiếm về trang web của bạn. Nếu đó là chung chung hoặc nếu nó không được đặt đúng, nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
Mặc dù meta descriptions không ảnh hưởng trực tiếp đến SEO nhưng một meta có liên quan và thuyết phục có thể cải thiện CTR.
Bạn có thể tùy chỉnh title và thẻ meta trong phần head HTML của trang web. Nếu trang web của bạn chạy trên WordPress, cài đặt plugin miễn phí như Yoast SEO hoặc All in One SEO Pack để dễ dàng quản lý title và các thẻ trên trang của bạn.
Homepage của bạn có 1 thẻ H1 được tối ưu không?
Ngoài thông tin bạn cung cấp trong thẻ title, headings chính cho phép người dùng biết mục đích chính của trang. Tuy nhiên, trừ khi nó được chứa trong 1 thẻ H1, các bots tìm kiếm sẽ không thể phân biệt nó với phần còn lại của nội dung trên trang.
Kiểm tra mã trang web của bạn để đảm bảo H1 đang được sử dụng trên mỗi trang. Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ giảm thứ hạng do nhiều hơn một yếu tố gây ra. Khắc phục sự cố và hiệu suất tìm kiếm sẽ cải thiện.
Bước 3: kiểm tra bản cập nhật thuật toán của Google
Bây giờ, thuật toán Penguin và Panda là một phần của thuật toán chính Google và được cập nhật real-time, bạn luôn phải chú ý đến việc nó ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng của bạn. Hãy xem các trang web tin tức về SEO và follow những người ảnh hưởng như Danny Goodwin, Barry Schwartz và Gary Illyescủa Google để tiếp tục phát triển vượt bậc.
Nếu bạn không thể tìm thấy thông tin cụ thể, hãy tìm kiếm trên Twitter. Nếu bạn thấy webmaster khác đang hoảng loạn, đó là một dấu hiệu cho thấy có sự điều chỉnh.
Nếu bạn đang làm đúng cách – hãy suy nghĩ về nội dung sâu sắc, layout của trang web hấp dẫn, thời gian tải nhanh – đừng căng thẳng khi thứ hạng bị giảm do bản cập nhật thuật toán. Bạn đang làm đúng và sẽ được phần thưởng trong thời gian dài.
Bước 4: Kiểm tra Google Search Console
Google đưa rõ quan điểm về những gì họ mong muốn từ một trang web. Làm theo hướng dẫn của họ và thực hiện hành động phản hồi của họ để cải thiện hiệu suất tìm kiếm.
Google Search Console (GSC) là dịch vụ miễn phí do Google cung cấp giúp bạn theo dõi, duy trì và tối ưu hóa khả năng hiển thị trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Kiểm tra GSC để xem liệu có bất kỳ lỗi thu thập nào gây trở ngại cho việc index hoặc khả năng hiển thị trang web của bạn. Bạn nhìn thấy lỗi DNS, lỗi máy chủ hay lỗi URL? Điều hướng đến Crawl > Crawl Errors để bạn có thể giải quyết từng vấn đề. Sau khi hoàn tất, đánh dấu là đã khắc phục.
Thông qua Google Search Console, bạn có thể submit XML sitemap lên cấu trúc trang web của bạn. Sau khi được tải, hãy kiểm tra xem liệu có sự khác biệt giữa số lượng URL đã submit và số URL được Google index.
Nếu các con số không tăng lên, có thể các trang quan trọng đang bị chặn từ bots tìm kiếm. Bạn có thể thu thập trang web của bạn bằng phần mềm Screaming Frog.
Trong Search Console Preferences, hãy đảm bảo kiểm tra “Enable email notifications” để bạn nhanh chóng nhận được cảnh báo cho mọi vấn đề lớn nào nhưng hãy thường xuyên kiểm tra lại với Google Search Console trước khi các vấn đề xảy ra và ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
Bước 5: Kiểm tra Google Analytics
Google Analytics cho biết nếu có sự sụt giảm về lưu lượng truy cập hoặc số liệu người dùng như thời gian trên trang, tỷ lệ thoát. Bạn đã thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với nội dung, thiết kế hoặc chứng năng? Nếu vậy, hãy trở về ban đầu hoặc đi theo hướng khác có thể giúp lưu lượng truy cập phục hồi nhanh.
Để có nhiều thông tin chi tiết hơn, phân khúc khán giả của bạn bằng các trình duyệt trên mobile và desktop vì chúng có ý định và tương tác khác nhau với trang web của bạn.
Bước 6: Kiểm tra nội dung
Chất lượng nội dung chưa bao giờ hết quan trọng. Nội dung của bạn có độc đáo, phong phú và thú vị? Hay nó trùng lặp, sơ sài và giá trị thấp? Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến thứ hạng.
Người dùng không kết nối đến nội dung xấu. Mặc dù giá trị nội dung chủ yếu là để tưởng tượng nhưng có một số người có thể sử dụng để tham khảo. Ví dụ: nếu người dùng không ở lại lâu trên một trang hoặc nếu họ đang thoát khỏi trang web mà không đi sâu hơn, nó sẽ cho biết rằng nội dung không được kết nối.
Ngoài phân tích manual về nội dung của trang web, Copyscape.com và Siteliner.com là công cụ hữu ích để kiểm tra xem trang web của bạn có phải là bản gốc hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề nào với nội dung trùng lặp internal và external được gắn cờ, bạn có thể sửa chúng bằng cách viết lại hoặc mở rộng nội dung.
Bước 7: Kiểm tra tốc độ trang web
Trang web của bạn mất hơn 3s để tải? Nếu đúng, bạn đã ở đằng sau đường cong. Tốc độ là điều cần thiết.
Các công cụ miễn phí như PageSpeed Insights cho bạn biết tốc độ trang của bạn và đưa ra các đề xuất có thể thực hiện để cải thiện thời gian tải.
Ngay cả với những trang web cực nhanh cũng có thể đưa nó lên cấp độ tiếp theo với việc tối ưu hóa như sử dụng bộ nhớ cache của trình duyệt, giảm thiểu code, tối ưu hóa hình ảnh và cho phép bạn nén nguồn tài nguyên:
Bước 8: Kiểm tra mobile
Với mobile-first index của Goodwin, nó đảm bảo trang web của bạn sạch sẽ, trực quan và cung cấp giá trị cho người dùng. Không phải mọi yếu tố hoặc chức năng hoạt động trên desktop đều có ý nghĩa với mobile và bạn không muốn người tìm kiếm nhìn thấy một trang lộn xộn, chậm chạp hoặc phức tạp.
Để xem liệu khả năng tương thích di động có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn, hãy chạy trang web thông qua Mobile-Friendly Test của Google. Nếu trang web của bạn không được coi là mobile friendly, công cụ này sẽ cung cấp các đề xuất chẳng hạn như loại bỏ intrusive pop-ups hoặc khắc phục hoặc loại bỏ nội dung không cần thiết.
Bước 9: Kiểm tra Backlink Profile
Backlinks là trường hợp trang web khác liên kết đến một trang trên trang web của bạn. Backlink quan trọng bởi vì chúng chứng minh cho các công cụ tìm kiếm rằng trang web của bạn là quan trọng, giá trị và được người khác tin tưởng.
Nếu bạn có backlink profile nhỏ, ít liên kết từ các trang web authority hoặc hàng nghìn liên kết từ các trang web spam, nó có thể làm tổn hại đến khả năng xếp hạng của bạn.
Khi thứ hạng của bạn bị giảm, hãy kiểm tra backlink profile của bạn để đảm bảo không có sự sai xót. Các công cụ như Ahrefs, Majestic và Open Site Explorer có thể cho bạn thấy trang web nào đang liên kết với bạn, các trang mà họ đã liên kết và những anchor text nào được sử dụng.
Nếu bạn nhìn thấy một profile backlink sơ sài, hãy làm việc để xây dựng nó với các chiến lược xây dựng liên kết đã được chứng minh.
Bước 10: Kiểm tra danh sách từ khóa
Nếu bạn đang theo dõi các từ khóa sai, liệu có vấn đề gì với thứ hạng của bạn?
Giả sử bạn đang điều hành một tổ chức marketing digital nhưng ngừng cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa và loại bỏ trang dịch vụ khỏi trang web của bạn. Tự nhiên bạn sẽ mất từ khóa đó là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, nếu bạn có xu hướng giảm các từ khóa chính mang đến lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng, cần phải có sự can thiệp. Các từ khóa cần phải kiểm tra ở tất cả các khâu sau:
– Hầu hết được tìm kiếm cao bởi đối tượng mục tiêu của bạn
– Thực tế nhất để xếp hạng trên trang 1
– Nhiều khả năng dẫn đến chuyển đổi
Các từ khóa được nhắm mục tiêu có ý nghĩa ngày hôm nay có thể không phải là từ khóa có ý nghĩa nhất khi bạn bắt đầu chiến dịch, do đó hãy đảm bảo cần phải có đánh giá định kỳ.
Nếu bạn không chủ động với việc thêm hay loại bỏ từ khóa bạn đang theo dõi, nó có thể trở thành một luồng phản chiếu khiến bạn xa rời sự thành công thực sự.
Nếu bạn có từ khóa có giá trị cao mà bạn đang ở trên trang 1 nhưng nó không nằm trong phần mềm báo cáo của bạn, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội để tối ưu hóa và giành vị trí top đầu cho cụm từ khóa đó.
Hủy bỏ các từ khóa không thực tế hoặc không mang lại chuyển đổi. Thay vào đó, hãy theo dõi chiến lược từ khóa có giá trị cao mà bạn có thể chiếm ưu thế bằng cách tối ưu hóa on-page như viết nội dung nhắm mục tiêu mới hoặc chỉnh sửa title, meta và H1.
Kết luận
Nếu trang web của bạn bị sụt giảm thứ hạng, bạn có thể đảo ngược xu hướng với việc tối ưu hóa nhỏ và đơn giản. Thực hiện theo 10 bước này và bạn sẽ được cảnh báo về các vấn đề bạn có thể khắc phục ngay tại chỗ.
Hãy để mắt tới thứ hạng và xem chúng phục hồi trong nháy mắt. Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc: làm gì khi thứ hạng trên
Eagle Media – Thiết kế web tại Huế
Nguồn: www.waytomarketing.com