Một số công cụ quản lý website tốt nhất hiện nay

TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ WEBSITE

Tại sao cần đến các công cụ quản lý website?

Về cơ bản không ai có thể quản trị website của mình 24/7 và cũng chắc hẳn không một quản trị web nào muốn mình là người cuối cùng biết được website của mình đang gặp vấn đề. Do đó, những công cụ giúp bạn dễ dàng theo dõi website và phát hiện những trục trặc của web sớm nhất có thể là vô cùng cần thiết. Đây cũng là một phần quan trọng ,nằm trong quy trình thiết kế website chuyên nghiệp mà các công ty hay thực hiện.

Ngoài ra, các công cụ này còn hỗ trợ bạn phân tích và xử lý hiện trạng thực của website. Từ đó bạn lên chiến lược cải tiến website hoạt động một cách hiệu quả nhất. Điều này giúp mang lại cho người dùng, khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, qua đó mang lại thành công nhất định cho doanh nghiệp.

Đặc điểm của công cụ quản lý và theo dõi website

Xác định mục tiêu và đo lường những chỉ số phù hợp

Đối với một doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng của hầu hết các chiến dịch Marketing đều là doanh số thu về. Do đó, chỉ số chuyển đổi (conversion rate) luôn là một trong những con số quan trọng nhất cần được đo lường cụ thể. Chỉ số này sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu được đề ra của website. Mục tiêu ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà có thể là đăng kí nhận tin, xem video… cụ thể như những trang thương mại điện tử hoặc website rao vặt hoặc các tờ báo điện tử như Aliexpress, taobao, báo nail

Công cụ quản lý và theo dõi website sẽ rất hữu ích trong việc thu thập dữ liệu và thiết lập các công thức đo lường dựa trên thao tác của người dùng khi đến với website để bạn có được những cái nhìn nhận đúng đắn và đắt giá nhất.

Tối thiểu hóa chỉ số rời bỏ trang web

Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng tiềm năng không quyết định mua hàng trên trang là vô cùng cần thiết. Bằng cách phân tích và cải thiện chỉ số “Bounce Rate” (Tỷ lệ người truy cập và website và rời bỏ ngay mà không xem bất cứ một nội dung nào) sẽ giúp bạn khắc phục được những thiếu sót còn tồn đọng trong các hoạt động tiếp thị.

Chỉ số Bounce Rate là chỉ số phản ánh mức độ thành công của chiến dịch Marketing và là thước đo số lượng người truy cập không tìm thấy thông tin họ cần trên trang, chẳng hạn như thông tin chi tiết sản phẩm, địa chỉ doanh nghiệp hay số điện thoại liên lạc….

Tối đa hóa lưu lượng khách hàng truy cập vào website

Để thu hút được khách hàng đến với website của mình thì doanh nghiệp đã phải đầu tư rất nhiều nguồn lực và chi phí. Chính vì vậy, làm sao để tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự và không lãng phí tài nguyên luôn là điều họ mong muốn khi thiết kế website. Báo cáo lưu lượng truy cập (Traffic Sources) và nguồn là những chỉ số giúp bạn định vị được nguồn truy cập của người dùng (từ công cụ tìm kiếm, trực tiếp, mạng xã hội, referal hay các chiến dịch quảng cáo…) và có những điều chỉnh cho hợp lý để tối đa hóa hiệu quả.

MỘT SỐ CÔNG CỤ QUẢN LÝ WEBSITE TỐT NHẤT HIỆN NAY

Google Analytics

Đây là công cụ trợ giúp hàng đầu với nhiều tính năng vượt trội phù hợp cho nhân viên quản trị website. Google Analytics không chỉ giúp bạn đo lường được doanh thu bán hàng, số lượng truy cập của khách hàng, số lần xem trang,… mà còn cung cấp cho bạn những thông tin chuyên sâu về khách hàng như: vị trí địa lý của người truy cập, tốc độ truy cập internet,…

Với những thống kê báo cáo đó, bạn sẽ hiểu được phần nào của trang web đang được hoạt động tốt và những trang nào khách hàng thường xuyên truy cập để có hướng phát triển phù hợp nhất.

Hướng dẫn tích hợp Google Analytics vào website

Đăng kí tài khoản Google Analytics

Đầu tiên bạn truy cập vào trang chủ của Google Analytics theo địa chỉ sau:  http://www.google.com/analytics/.

Sau đó bạn đăng nhập ngay bằng tài khoản google của bạn. Tiếp theo, bạn click nào nút đăng kí để nhập các thông tin => Đăng ký tài khoản google anaylytics => Điền thông tin của bạn theo mẫu.

Sau khi bạn điền xong các thông tin được yêu cầu. Bạn click vào nút “Nhận ID theo dõi”, bạn sẽ nhận được mã ID  và một đoạn code HTML dùng để chèn vào website. Bạn cần phải copy đoạn code HTML này và chèn vào website, bạn có thể liên hệ với công ty thiết kế website để nhờ họ làm việc này. Mục đích của việc làm này là để đoạn code đó được gọi mỗi khi website được tải xuống.

Hướng dẫn chèn code Google Analytics vào website

Để chèn đoạn code do Google cung cấp trên, bạn cần phải chèn đoạn code vào giữa 2 thẻ <head> </head> hoặc trước thẻ </body>.

Bạn phải đảm bảo rằng tất cả các trang thuộc website đều chứa đoạn code này. Hiện nay thì các website được thiết kế đáp ứng dịch vụ SEO onpage chuẩn sẽ có khu vực riêng để bạn chèn đoạn code này một cách đơn giản và nhanh chóng.

Các chỉ số báo cáo Google Analytics cơ bản

Chỉ số Người dùng

Chỉ số Người dùng (Visitor) là chỉ số cho biết số lượng người dùng đã truy cập vào website của bạn. Lượng người dùng vào “thăm” website của bạn càng đông thì cơ hội bán được hàng càng cao.

Google Analytics sử dụng một dạng “cookie – mã theo dõi” để xác định người bằng “mã theo dõi“ xác định số lượng người dùng. Trong báo cáo Google Analytics chia người dùng ra làm hai loại: người dùng mới và người dùng cũ. Tổng lượng người dùng truy cập vào website bằng hai loại này cộng lại.

Chỉ số Phiên

Phiên là một nhóm các tương tác (như xem bài viết, xem ảnh, xem video, nhấn like…) của người dùng trên website trong một khoảng thời gian nhất định được tính từ lúc người dùng bắt đầu vào website cho đến khi thoát ra ngoài.

Đây được xem là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Marketing, số lượng phiên nhiều tức là website đang có lượng traffic cao.

Chỉ số Thời gian trên trang

Thời gian trên trang là chỉ số đo thời lượng người dùng ở trên một trang bất kì. Để theo dõi chỉ số này, bạn cần vào báo cáo Hành vi => Nội dung trang web => Tất cả các trang.

Thời gian trên trang trung bình = Tổng lượng thời gian trên trang của người dùng/ Số lần xem trang.

Chỉ số Thời lượng của phiên

Đây là thời lượng của cả quãng thời gian người dùng ở trên website, chứ không đơn thuần là tính cho 1 trang cụ thể nào đó. Bạn có thể xem ở báo cáo Sức thu hút => Tất cả lưu lượng truy cập => Kênh.

Thời lượng của phiên trung bình = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.

Chỉ số Tỷ lệ bỏ trang

Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate) là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất rồi thoát ra và hoàn toàn không có bất cứ tương tác nào.

Chỉ số Tỷ lệ thoát trang

Có rất nhiều nhầm lẫn giữa hai khái niệm tỷ lệ thoát trang và tỷ lệ bỏ trang. Tỷ lệ thoát trang (Exit Rate) có nghĩa là thoát hẳn ra ngoài website, kết thúc một phiên truy cập. Đây là một chỉ số không cần phải quá bận tâm bởi người nào vào website rồi cũng sẽ phải thoát. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao thì bạn không thể làm ngơ được.

Chỉ số Tỷ lệ chuyển đổi

Đây được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất với người làm Marketing. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết có bao nhiêu chuyển đổi thành mục tiêu trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định.

Để xem báo cáo Tỷ lệ chuyển đổi, bạn vào Số chuyển đổi => Mục tiêu => Tổng quan.

SEOmoz’s Page Strength Tool

Đây là công cụ giúp bạn có thể đánh giá, phân tích vể khả năng Seo của website, giúp website của bạn có thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, SEOmoz còn cung cấp những thông tin có giá trị vể SEO thông qua các bài viết, blog, nếu bạn muốn tìm hiểu về dịch vụ seo onpage, offpage thì nên bắt đầu học tập từ trang web này. Bên cạnh đó, cùng với việc tích hợp OpensiteExploter sẽ giúp bạn phân tích hồ sơ backlink và đo lường các chỉ số social media như: G+, like, share.

Ngoài ra, công cụ này còn giúp cho chuyên viên quản trị có cái nhìn căn bản về độ mạnh, yếu trong tốc độ load trang.

Googlerankings.com

Công cụ này cho phép bạn nắm bắt được những từ hoặc cụm từ có tần suất xuất hiện lớn nhất trên các website thông qua những nội dung được đề cập trong tiêu đề, trang, thẻ meta và heading.

Ngoài ra, Googlerankings còn là công cụ tuyệt vời đề tối ưu hóa những từ khóa mà bạn hướng tới để cho phép website có thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm.

Mike’s Marketing Tools

Các quản trị website thường sử dụng 2 công cụ Mike’s Marketing Tools:

Search Engine Rankings

Công cụ này cho phép bạn kiểm tra thứ hạng SEO tại công cụ tìm kiếm. Tức là hiển thị các trang web mà website của bạn xuất hiện trong một số công cụ tìm kiếm với từ khóa cụ thể. Thay vì bạn phải truy cập nhiều công cụ tìm kiếm thì nhờ có Search Engine Rankings bạn đã có thể nắm rõ những thông tin cơ bản của website.

Công cụ quản lý website Link Popurlarity Tool

Công cụ này thì giúp quản trị website kiểm tra số lượng backing vào trang web trong công cụ tìm kiếm. Đây là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá website. Nó gần gống như một phiếu bầu giúp trang web xuất hiện tại top đầu một cách nhanh chóng. Chính vì thế, việc nắm được những trang cụ thể mà có thể liên kết tới website thì bạn sẽ có được hướng phát triển và thứ hạng SEO phù hợp nhất.

FeedBurner

Đây là trình quản lý các feed của các website trực tuyến. Nếu bạn đang muốn sở hữu một blog thì nên sử dụng công cụ này. Feedburner giúp bạn phân tích được sự phát triển của website cũng như số lượng khách hàng ghé thăm.

Summit Media’s Spider Simulator

Không giống với visitors (con người), các SE Spiders không nhận dạng một trang web thông qua giao diện hấp dẫn, nội dung thú vị… Thay vào đó nó nhận định và xếp hạng một trang web bằng rất nhiều tiêu chí khác nhau về nội dung, kỹ thuật, cấu trúc trang… Summit Media’s Spider Simulator là một công cụ giúp bạn hiểu được cách mà công cụ tìm kiếm tìm thấy website của bạn và những gì cần làm để tăng hiệu quả cho nó.

SelfSEO Page Speed Checker

Tốc độ tải trang là một yếu tố khá quan trọng trong việc kéo khách hàng đến với website của bạn. Hãy gây ấn tượng tích cực đối với những người lần đầu tiên đến với website của bạn. Vì người dùng thường không có nhiều thời gian, website của bạn cần phải tải đủ nhanh để họ không phải bỏ đi vì chờ lâu. SelfSEO Page Speed Checker là một công cụ hỗ trợ cho bạn biết thời gian thực để tải trang của bạn là bao nhiêu.

Bên cạnh đó, SelfSEO Page Speed Checker còn cho phép bạn nhập nhiều trang để kiểm tra 1 lúc. Đây là một cách để bạn có thể so sánh thời gian tải trang website bạn so với trang từ một số website đối thủ khác để có những cải biến phù hợp.

Dead Links Checker

Dead Links (link chết) có thể gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, việc kiểm soát số lượng link chết trên website để có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết. Dead Links Checker là một công cụ trực tuyến hỗ trợ bạn thực hiện quá trình này. Nó sẽ duyệt toàn bộ trang web của bạn một cách tự động, nhanh chóng và báo cáo những link hỏng.

Google Webmaster Tools

Đây là một công cụ quản trị website giúp bạn hiểu được tại sao các máy tìm kiếm có thể nhìn tháy được website của bạn thông qua việc cung cấp những số liệu liên quan đến từ khóa khách hàng tìm kiếm nhiều nhất và việc liên kết tới website của bạn có nguồn gốc từ đâu. Google Webmaster Tools cũng cho chuyên viên quản trị những thông báo về những thông tin có số trang đã được indexed và những lỗi được tìm thấy bởi Googlebot như: lỗi cản trở crawler index, malware gây hại đến người truy cập,…

Khi sử dụng công cụ Google Webmaster Tools, quản trị wwebsite sẽ biết các làm cho trang web của mình trở nên thân thiện với các SE và có thể khắc phục được những lỗi liên quan tới tốc độ tải trang của trang web.

Sitening.com’s SEO Analyzer

Đây được xem là một trong những công cụ phân tích có giá trị trong việc xây dựng khung chuẩn SEO cho thiết kế website của bạn. Sitening.com’s SEO Analyzer hỗ trợ kiểm tra cấu trúc bên trong website để xác định cấu trúc đó có tốt cho việc thực hiện SEO của website hay không.

Chúng tôi vừa giới thiệu tới các bạn một số công cụ quản lý website. Những công cụ này rất phù hợp cho các chuyên viên lập web và quản trị website. Tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn công cụ quản lý phù hợp nhất.

Hotline: 0974.533.108