Trong thế giới kỹ thuật số phát triển nhanh chóng ngày nay, việc tìm kiếm thông tin trên internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người dùng truy cập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi, thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quan tâm. Trong tình huống như vậy, làm thế nào để bài viết tối ưu SEO và nổi bật giữa hàng triệu kết quả tìm kiếm? Đó chính là lúc một chiến lược tối ưu SEO trở nên cực kỳ quan trọng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm của bài viết tối ưu SEO và tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng một chiến lược truyền thông trực tuyến thành công. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên tắc căn bản và những kỹ thuật quan trọng để viết bài tối ưu SEO, từ việc chọn từ khóa phù hợp đến cách tối ưu hóa cấu trúc bài viết và đảm bảo tính tương tác của người đọc.
1. Bài viết tối ưu SEO là như thế nào?
Content is King. Có lẽ bạn đã từng nghe qua thuật ngữ này, và điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh thị trường hiện nay. Hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng SEO khác như Backlink, Guest Post, spam keyword đã bị giảm sức mạnh đáng kể. Chỉ có duy nhất Content vẫn đóng vai trò then chốt đến sự thành công của 1 trang web
Để tạo ra 1 bài viết chuẩn SEO không hề đơn giản, nó không giống như 1 bài viết tin tức, văn mẫu mà bạn thường hay đọc ở trên các trang báo điện tử. Những lợi ích thiết thực nhất mà bạn có thể nhận thấy khi nội dung bài viết đạt chuẩn SEO như:
- Khả năng ranking xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm
- Tăng lưu lượng truy cập (Traffic) vào website của bạn, và xu hướng traffic ngày càng tăng dần theo thời gian
- Được khách hàng tin tưởng và đánh giá chuyên nghiệp, giúp cho doanh nghiệp của bạn mang về nhiều doanh thu hơn so với kì vọng
Vậy bài viết như thế nào được xem là tối ưu SEO?. Về cơ bản, bài viết tối ưu SEO chỉ cần đáp ứng 2 yếu tố cốt lõi sau:
- Tối ưu nội dung cho người đọc (người dùng/khách hàng đang có nhu cầu quan tâm về thông tin sản phẩm/dịch vụ trên website của bạn)
- Tối ưu công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, Baidu…
> Xem thêm: Cấu Trúc Website Chuẩn SEO Cần Những Tiêu Chí Nào (P1)?
2. Tối ưu SEO cho người dùng
Tối ưu SEO cho người dùng là một phương pháp tối ưu hóa không chỉ tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của công cụ tìm kiếm mà còn nhằm tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Dưới đây là một số nguyên tắc và phương pháp để tối ưu SEO cho người dùng.
2.1 Nội dung bài viết chất lượng cao
Bài viết cần tập trung tính chuyên môn cao trong lĩnh vực, nếu chỉ đưa ra những thông tin chung chung có nghĩa rằng kinh nghiệm và chuyên môn của bạn chưa thể cung cấp giải pháp tốt nhất cho người đọc
Sử dụng các thẻ heading tiêu đề đánh dấu các phần khác nhau trong bài viết, những từ quan trọng cần được nhấn mạnh nên bôi đậm. Điều này giúp khách hàng nắm bắt và hiểu rõ nội dung bạn muốn truyền tải hơn
Nội dung chính của bài viết có liên quan trực tiếp đến tiêu đề bài viết, giúp giải đáp thắc mắc cho tiêu đề chính của bài viết
Bài viết nên chứa đầy đủ yếu tố cần thiết, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn cung cấp cho người đọc
Nội dung bài viết cần là độc nhất (Unique), không copy, sử dụng các tool spin bài viết
2.2 Tối ưu hình ảnh/video cho bài viết
Khi tối ưu hình ảnh và video cho bài viết chuẩn SEO, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét để đảm bảo nội dung của bạn thu hút người dùng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số gợi ý để tối ưu hóa hình ảnh và video cho SEO:
- Tối ưu tên tệp tin: Đặt tên tệp tin của hình ảnh hoặc video có liên quan đến nội dung và chứa các từ khóa liên quan. Sử dụng dấu gạch dưới (_) hoặc dấu gạch ngang (-) để tách các từ.
- Kích thước và định dạng hình ảnh: Tối ưu kích thước hình ảnh để đảm bảo tải nhanh trên trang web. Sử dụng định dạng hình ảnh phù hợp như JPEG cho hình ảnh có màu sắc phức tạp và PNG cho hình ảnh với độ trong suốt.
- Compression (nén): Sử dụng công cụ nén hình ảnh để giảm kích thước tệp tin mà không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hình ảnh.
- Thẻ alt (alt tag): Đối với hình ảnh, sử dụng thẻ alt để cung cấp mô tả về nội dung của hình ảnh. Đảm bảo sử dụng từ khóa liên quan và mô tả chi tiết để tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm hình ảnh.
- Sitemap: Thêm hình ảnh và video vào sitemap của trang web để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu và đánh giá nội dung hình ảnh/video của bạn.
- Liên kết đến hình ảnh/video: Sử dụng các liên kết đúng để liên kết từ hình ảnh hoặc video đến nội dung tương ứng trên trang web của bạn.
2.3 Bố cục bài viết thân thiện
Bên cạnh nội dung bài viết chất lượng tốt, giúp giải đáp những thắc mắc quan trọng nhất mà người dùng đang tìm kiếm, bạn cần chú trọng vào những yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến trải nghiệm người đọc như
- Tạo mục lục bài viết (table of content) giúp người dùng dễ dàng theo dõi toàn bộ nội dung và tích kiệm thời gian, bất kì bài viết nào cũng nên sử dụng mục lục
- Chọn font chữ dễ đọc một số font tiêu biểu như Arial, Roboto, Open Sans…giúp người dùng dễ dàng đọc và hiểu được toàn bộ thông tin mà bạn muốn truyền tải, hạn chế sử dụng những font chữ màu mè, gây cảm giác khó chịu
- Chỉ nên sử dụng duy nhất 1 font chữ cho content bài viết. Tránh sử dụng nhiều font chữ sẽ tạo ra cảm giác bài viết của bạn trở nên rối tung và khó hiểu
- Thiết kế các nút (button) chuyển đổi hành động bắt mắt nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng, ngoài ra giao diện bài viết trên Máy tính và Mobile cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng thiết bị
- Tối ưu cấu trúc URL thân thiện cho người dùng, tránh sử dụng ký tự đặc biệt, ký tự số (ví dụ thay vì sử dụng URL: domain/?123xyz bạn có thể tối ưu lại thành domain/bai-viet)
Phân chia bài viết thành các đoạn nhỏ (tối đa 4 dòng) giúp người dùng dễ đọc và nắm rõ nội dung bài viết.
3. Bài viết tối ưu SEO trên công cụ tìm kiếm
Về bản chất, các công cụ tìm kiếm như Google không đọc và hiểu được giá trị nội dung giống như người dùng thật, vì vậy tối ưu nội dung chuẩn SEO cho bài viết trên các công cụ tìm kiếm cũng sẽ rất khác biệt so với việc bạn làm hài lòng trải nghiệm khách hàng. Các tiêu chí tối ưu được hiểu như sau:
3.1 Research từ khóa cần SEO bài viết
Đây là bước quan trọng và ảnh hưởng nhất đến quá trình xếp hạng bài viết của bạn trên công cụ tìm kiếm. việc research – nghiên cứu từ khóa cần được phân tích, đánh giá kỹ càng trước khi bạn quyết định đưa nó vào trong nội dung bài viết. Một số lưu ý khi sử dụng từ khóa vào trong bài viết bạn cần lưu ý đó là
- Ưu tiên thứ tự từ khóa cần thêm vào từ cao đến thấp như sau: URL -> Tiêu đề bài viết -> Heading 1 -> Heading 2 -> Heading 3 ->…nội dung bài viết. Ví dụ từ khóa chính của bạn là “SEO” thì bạn nên cân nhắc đến việc đưa nó vào trong URL (ví dụ: https://abc.com/seo-la-gi) và tiêu đề bài viết (ví dụ tiêu đề: Seo là gì? các phương pháp tối ưu SEO tốt nhất)
- Không nhồi nhét từ khóa quá nhiều, mật độ từ khóa trong bài viết chỉ nên chiếm tối đa 2%, việc bạn nhồi nhét từ khóa vào trong bài viết sẽ gây phản tác dụng và được đưa vào danh sách spam, ảnh hưởng xấu đến thứ hạng từ khóa
- Phân bổ từ khóa trải đều trong toàn bộ bài viết, không nên tập trung quá nhiều từ khóa vào 1 đoạn
- Từ khóa được đưa vào 1 cách tự nhiên, không gây cảm giác khó hiểu cho người đọc
- Sử dụng từ khóa liên quan, từ khóa ngữ nghĩa để giúp cho bài viết của bạn mang tính chuyên môn cao hơn và không gây cảm giác lặp từ
3.2 Tối ưu cấu trúc bài viết
Tối ưu cấu trúc bài viết là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO. Một cấu trúc bài viết tốt giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu nội dung, đồng thời giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc và ngữ nghĩa của bài viết. Các tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượng SEO của bài viết đó là
- Tối ưu URL bài viết: tương tự như tối ưu cho khách hàng, URL tối ưu trên công cụ tìm kiếm không nên chứa các ký tự đặc biệt, ký tự dãy số, chỉ nên chưa các ký tự chữ và được phân cách bằng dấu “-“
- Tối ưu Tiêu đề, Heading, thẻ mô tả: cần chứa từ khóa và được phân bổ đều, tránh trùng lặp từ khóa. Ưu tiên sử dụng từ khóa chính cho tiêu đề và heading 1, các từ khóa phụ, từ khóa dài, từ khóa liên quan cho thẻ mô tả, heading 2,3 và phần nội dung của bài viết.
- Tối ưu hình ảnh: thêm thuộc tính alt cho hình ảnh, mô tả alt nên chứa từ khóa bạn cần SEO
- Tạo Breadcum: Breadcum nó giống như đường dẫn bổ trợ khả năng SEO cho website, thông qua breadcum, người dùng và con bọ tìm kiếm sẽ hiểu được cấu trúc website của bạn dễ dàng hơn
3.3 Liên kết nội bộ – Liên kết ngoài
Liên kết nội bộ (Internal link) và Liên kết ngoài (External link) có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng SEO cho bài viết, đây là điều mà khá nhiều người bỏ qua trong quá trình viết content cho website. Một số lưu ý khi sử dụng Internal/external link như sau
- Internal Link: hay còn gọi là link đến bài viết/trang khác ở trên website của bạn. Sử dụng internal link hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Khi sử dụng internal link bạn cần liên kết đến các chủ đề/bài viết khác của bạn có liên quan trực tiếp/giải nghĩa/bổ sung cho bài viết hiện tại. Và mật độ chèn internal link phù hợp, không nên spam quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website
- External Link: hay còn gọi là liên kết ra trang web bên ngoài, bạn nên sử dụng External link cho các trang web có cùng lĩnh vực hoạt động với website của bạn, hoặc đến các trang web bổ sung giải thích các vấn đề trên website của bạn (ví dụ như Wikipedia)
Không có tiêu chí cố định khi sử dụng Interna/External link. Điều quan trọng nhất là bạn cần sử dụng các liên kết này để giúp cho bài viết trở nên tự nhiên, không gây cảm giác khó hiểu cho người dùng, các liên kết nên có liên quan trực tiếp đến nội dung chình của bài viết.
3.5 Tạo Schema cho bài viết
Tạo Schema cho bài viết là một phương pháp tối ưu hóa SEO mạnh mẽ, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bài viết và hiển thị thông tin một cách tốt nhất cho người dùng.
Việc tạo Schema cho bài viết có thể mang lại nhiều lợi ích. Nó cung cấp cho công cụ tìm kiếm một cái nhìn tổng quan về bài viết và nội dung liên quan, giúp tăng khả năng hiển thị bài viết theo các định dạng đặc biệt, chẳng hạn như Rich Snippets. Rich Snippets là các mô đun hiển thị thông tin tóm tắt từ bài viết trực tiếp trên kết quả tìm kiếm, giúp nổi bật và thu hút sự chú ý của người dùng.
Để tạo Schema cho bài viết, bạn cần tìm hiểu về cấu trúc đánh dấu của Schema.org và áp dụng nó vào mã HTML hoặc JSON-LD của bài viết. Các phần tử cần đánh dấu có thể bao gồm tiêu đề, mô tả, ngày đăng, tác giả, danh mục, đánh giá, hình ảnh, v.v.
Kết luận:
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên internet, việc tối ưu hóa SEO cho bài viết không chỉ là một sự lựa chọn mà là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công trực tuyến. Chúng ta đã khám phá sâu hơn về khái niệm bài viết tối ưu SEO và nhận thức được tầm quan trọng của nó trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến.
Bài viết tối ưu SEO không chỉ đòi hỏi sự am hiểu về cách làm việc của công cụ tìm kiếm, mà còn đòi hỏi khả năng tạo nội dung chất lượng và hấp dẫn cho người đọc. Việc tìm kiếm và chọn lọc từ khóa phù hợp, xây dựng cấu trúc bài viết logic và sắp xếp thông tin một cách mạch lạc là những yếu tố cần thiết để đạt được sự tương tác và ưu tiên từ công cụ tìm kiếm.