Sử dụng màu sắc website như thế nào để thu hút khách hàng?

Chọn lựa và hòa hợp các màu sắc có thể là một “trò chơi” đòi hỏi sự khéo léo và khôn ngoan.

Kết quả cuối cùng trông có thể rất hài hòa, cũng có thể giống như một cảnh quay chiếu thẳng từ một bộ phim kinh dị.

Nếu như bạn tránh né quá nhiều màu sắc, website của bạn có thể sẽ trở nên nhạt nhòa, không gây ấn tượng và dễ bị lãng quên. Nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều màu trên cùng một giao diện, thì nguy cơ bạn phải đối mặt là một trang website lòe loẹt, xấu xí và lố bịch.

Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn, chưa tìm ra ý tưởng về việc sử dụng màu sắc như thế nào là hợp lý, hãy theo dõi bài viết dưới đây. Chọn lựa màu sắc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn biết những bước sau:

1. Chọn màu sắc chủ đạo cho nhãn hiệu và website

2. Kết hợp màu sắc bổ sung với màu chủ đạo tạo ra hệ thống màu hoàn hảo

3. Chọn màu nền cho website

4. Chọn lựa vị trí phù hợp để đặt màu sắc


Màu sắc tác động như thế nào đến website và sự nhận diện thương hiệu? 


Khi nhắc đến Coca-Cola, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì?

Có thể những cốc Coca đá mát lạnh đầu tiên, và thứ tiếp theo chắc chắn nảy sinh trong tâm trí bạn chính là hình ảnh logo màu đỏ với dòng chữ Coca-Cola trắng nổi bật trên đó.

Thật khó có thể nghĩ đến Coca-Cola mà không liên tưởng đến màu đỏ. Màu đỏ chính là màu sắc của loại soda nổi tiếng nhất trên thế giới cũng chính là màu biểu tượng của doanh nghiệp này.

Bạn có biết quyết định sử dụng màu đỏ của Coca-Cola như là màu sắc cho nhãn hiệu không phải tình cờ?

Màu đỏ này có 2 mục đích chính:

#1 Màu đỏ đầy năng lượng này cho phép Coca-Cola bắt mắt, nổi bật hơn rất nhiều so với các đối thủ ở trên kệ hàng

#2 Mọi màu sắc đều có thể tác động đến cảm xúc và tâm trạng theo những cách khác nhau. Màu đỏ có thể mang lại cảm giác phấn khích, vui vẻ, táo bạo cũng như gợi liên tưởng đến tình yêu và niềm đam mê. Đây chính là cảm giác mà Coca muốn mang lại cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của mình.

Khi chọn lựa chọn màu sắc phù hợp cho website, bạn cần phải làm nhiều hơn là việc khiến nó trông hấp dẫn – Bạn đang tạo một thương hiệu đáng nhớ.

Có thể bây giờ bạn đang nghĩ “Màu sắc thật là kỳ diệu! Nhưng tại sao mọi người không tận dụng giá trị của màu sắc?”

Vâng, bởi vì họ không biết cách

Vì vậy, phần tiếp theo đây, VietISO sẽ đưa ra cho bạn 3 bước đơn giản để chọn lựa màu sắc hiệu quả nhất.


3 bước lựa chọn màu sắc hoàn hảo nhất


Có 3 yếu tố bạn cần quan tâm khi xem xét màu sắc cho thiết kế website của mình:

1. Chọn màu sắc chủ đạo cho thương hiệu

2. Chọn 1 – 2 màu điểm nhấn để tạo hệ thống màu cho website

3. Chọn màu nền để hoàn thiện thiết kế

#1 Chọn màu sắc chủ đạo

Màu sắc chủ đạo là màu sắc thương hiệu của bạn – giống như màu đỏ chiếc xe chữa cháy của Coca-Cola.

Màu này sẽ giúp mang lại cảm xúc nhất định khi người xem truy cập vào trang web của bạn – giống như niềm đam mê, sự phấn khích, nhiệt huyết và tình yêu đối với Coke.

Đây là màu sắc mà bạn muốn người xem nhớ khi họ nghĩ về bạn.

Nếu bạn đã có sẵn một logo, chắc chắn rằng một trong những màu chính của logo đang sử dụng sẽ là màu chủ đạo. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có một màu sắc thương hiệu nổi bật nào, hãy xem:

Ý nghĩa của màu sắc: Cách chọn màu sắc phù hợp

Các doanh nghiệp lớn không chọn màu sắc của mình một cách tình cờ, mà đều có dụng ý riêng trong đó. Lựa chọn màu sắc cũng cần phải có chiến lược, bởi đó sẽ là màu sắc của nhãn hiệu, là yếu tố giúp người tiêu dùng nhận ra và phân biệt doanh nghiệp.

Màu sắc khác nhau có khả năng thu hút những nhóm khách hàng cụ thể, thậm chí là thay đổi hành vi tiêu dùng. 

Bạn cũng có thể sử dụng các màu khác nhau để có thể thu hút được loại hình khách hàng bạn muốn.

Bây giờ, đã nắm được ý nghĩa của các màu sắc, vậy màu nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp, bạn muốn người ghé thăm website cảm thấy như thế nào khi nhìn vào nhãn hiệu của bạn?

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn, điều đó có nghĩa là bạn nên dành thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về thương hiệu và loại hình khách hàng bạn muốn thu hút.

Bạn đang cố gắng thu hút những người trẻ, những khách hàng tràn đầy năng lượng? Hay những cá nhân tầng lớp thương lưu có thu nhập cao hơn? Sản phẩm/dịch vụ của bạn dành cho đàn ông/phụ nữ? Nhóm tuổi nào phù hợp với định hướng của doanh nghiệp?

Không phải tất cả các màu sắc đều phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm thảm tập yoga, sử dụng màu tím (giàu có, quý phái) hoặc màu đen (quyền lực, sang trọng) có lẽ sẽ không phải là lựa chọn tốt. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng màu xanh lá (sức khỏe, sự yên bình), màu xám (đơn giản, bình tĩnh, lý trí), xanh (yên bình, an toàn, tin tưởng), thậm chí là màu đỏ (năng lượng, đam mê).

Sự khác nhau về xu hướng màu sắc giữa nam và nữ

Được rồi, màu sắc khác nhau hấp dẫn các kiểu người khác nhau, nhưng liệu bạn có biết giữa đàn ông và phụ nữ cũng có sự chênh lệnh về màu sắc không?

Doanh nghiệp hoặc website của bạn đang nhắm mục tiêu tới giới tính nào? – Phụ nữ? Đàn ông? hoặc cả hai?

Bạn có thể tạo ra màu sắc chủ đạo thương hiệu mạnh mẽ và nhắm trúng mục tiêu thông qua bảng nghiên cứu bảng trên.

Bằng cách sử dụng màu sắc bổ sung được ưa chuộng bởi nam, nữ, hoặc cả hai, bạn có thể thay đổi nhận thức của họ về thương hiệu của bạn – từ trong tiềm thức.

Ví dụ, dựa trên nghiên cứu, bạn có thể thấy rằng cả nam giới và nữ giới đều ưa thích màu xanh và màu xanh lá cây. Cả hai giới đều không thích màu da cam và màu nâu. Vì vậy, nếu bạn nhắm mục tiêu cả 2 giới tính, thì sẽ rất có lợi để xem xét sử dụng màu xanh hoặc màu xanh lá cây như màu sắc chủ đạo của bạn.

Cách bạn sử dụng màu sắc cho thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ, có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc mà khách hàng mục tiêu mà bạn đang thu hút.

Mọi người mua các sản phẩm/dịch vụ cụ thể dựa vào tính cách của họ thể hiện với người khác.  Rất nhiều quyết định cá nhân là phản ánh từ những cảm nhận của người khác, và muốn người khác nhìn thấy. Đặc tính của con người là muốn liên kết và muốn mọi người biết đến.

Vì vậy, nếu bạn muốn thu hút những người có tính cách tự nhiên, nhẹ nhàng và yên bình, hãy sử dụng màu xanh. Nếu muốn thu hút những người tính lạc quan, tươi trẻ, hãy dùng màu vàng. Hoặc nếu khách hàng mục tiêu của bạn trông giống như người có quyền lực, sang trọng, hãy sử dụng màu đen.

Sử dụng màu chủ đạo phù hợp cho website

Bây giờ bạn đã chọn được màu chủ đạo cho mình, việc còn lại là sử dụng như thế nào thì hợp lý.

Màu sắc thu hút rất nhiều sự chú ý, vì vậy, bạn không thể chèn ở khắp mọi nơi.

Quy luật chung: Chỉ sử dụng màu chủ đạo giới hạn ở một số ví trí bạn muốn khách hàng chú ý đến nhất, hoặc những nút/link CTA bạn muốn khách hàng hành dộng (như số điện thoại, form liên hệ, đăng ký nhận bản tin,…) 

Về cơ bản, màu chủ đạo của bạn không cần đặt tràn lan khắp mọi nơi mà chỉ cần nổi bật ở một số vùng cố định để khách hàng tập trung vào.

#2 Chọn màu điểm nhấn

Sẽ thật là buồn chán nếu chỉ có một màu đơn sắc xuyên suốt toàn bộ website.

Để làm cho website của bạn thú vị và chuyên nghiệp hơn, bạn cần sử dụng thêm 1-2 màu sắc điểm nhấn để giúp làm nổi bật những phần có giá trị và đáng chú ý như những câu quote, nút, hoặc phụ đề,…

Sự kết hợp và hòa trộn màu sắc thường khiến nhiều người “e sợ” bởi việc này không hề dễ dàng chút nào, vừa phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của phối màu, vừa phù hợp với thương hiệu, thông điệp của công ty, lại phải đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

Chính vì vậy, dưới đây sẽ là một công cụ hỗ trợ bạn kết hợp màu sắc đẳng cấp như một chuyên gia, đó là Adobe Color CC. Adobe Color CC trông phức tạp, nhưng nó thực sự là một công cụ khá đơn giản để sử dụng.

Giờ đây, đã có màu sắc điểm nhấn bổ sung, bạn có thể sử dụng chúng để làm nổi bật các thông tin thứ cấp trên các trang con trên web của mình.

Có những nội dung/mặt hàng không phải là tiêu điểm chính trên trang, nhưng bạn vẫn muốn chúng nổi bật. Có thể là phụ đề, nút phụ, hộp thông tin, màu nền, v.v.

Cố gắng hạn chế chỉ sử dụng 1 hoặc 2 màu sắc. Nếu có quá nhiều màu sắc điểm nhấn, sẽ tạo ra nhiều điểm tập trung có thể gây nhầm lẫn cho khách truy cập vào website, vì không biết nên click vào đâu mới đúng.

#3 Chọn màu nền cho website

Bạn đã bao giờ sơn nhà hay bất cứ thứ gì trước đó chưa? Nếu có, chắc hẳn bạn đã đối mặt với thử thách khó khăn là chọn màu tường. Bạn muốn một màu sắc khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Màu sắc được sử dụng nên nhẹ nhàng một chút đủ để bạn có thể dành nhiều giờ trong phòng mà không thấy khó chịu hay mệt mỏi.

Chọn màu nền cho website cũng hoàn toàn giống như vậy.

Bạn muốn khách hàng của mình cảm thấy thoải mái khi lướt web. Bạn không muốn không muốn làm phiền khách truy cập hoặc gây khó khăn trong việc tiếp thu nội dung cũng như thông điệp bằng cách sử dụng màu nền đậm hoặc tươi sáng. Đồng thời, cũng đừng biến website của mình trở nên quá nhạt nhòa, đến nỗi đôi mắt của khách hàng chỉ lướt qua những điều quan trọng mà bỏ qua những yếu tố phụ thú vị khác.

Nếu bạn chọn màu tường cho một cửa hàng bán lẻ hợp thời và một ngôi nhà nghỉ mát nhỏ, bạn sẽ chọn cùng một màu cho cả 2?

Mỗi không gian phục vụ cho một mục đích khác nhau, vì vậy màu sắc bạn chọn nên khác nhau.

Ví dụ: trong một cửa hàng quần áo bán lẻ, bạn có thể muốn sử dụng màu đậm để thu hút người mua sắm đến các kệ quần áo. Bạn muốn màu tường tương phản với kệ hàng hóa để người mua sắm có thể ngay lập tức biết được nơi cần tìm kiếm khi họ bước vào cửa hàng.

Ngược lại, đối với một ngôi nhà nghỉ mát, yếu tố thoải mái phải được đặt lên hàng đầu. Bạn muốn màu tường và trang trí phải phát huy được tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Bạn muốn mọi thứ pha trộn để có thể tập trung vào tầm nhìn ra khung cảnh ngoạn mục từ ô cửa sổ lớn.

Bằng một cách tương tự, màu nền của website phụ thuộc vào việc bạn muốn khách truy cập tập trung vào điều gì. 

Đơn giản màu sắc bạn chọn làm nền hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của trang web.

Loại #1: Website chuyên sâu về nội dung, thông tin & Website Thương mại Điện tử

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng hầu hết các trang web tin tức và thương mại điện tửthường sử dụng màu nền trắng hoặc trung tính?

Lý do bởi vì mục đích của các website này là thúc đẩy truyền tải ý tưởng, nội dung và các sản phẩm.

Trọng tâm là về nội dung hoặc sản phẩm chứ không phải là thiết kế của trang web. Màu nền chỉ là một phông nền để giúp làm cho nội dung dễ nhìn thấy và dễ đọc hơn.

Sơ đồ màu tốt nhất sử dụng cho trang web chuyên sâu về tin tức và nội dung, và thương mại điện tử là nền trắng hoặc sáng nhạt, kết hợp với màu sắc chủ đạo cùng màu điểm nhấn. Màu sắc chủ đạo và màu điểm nhấn sẽ làm nổi bật đặc tính và tiêu điểm của trang web, trong khi màu nền đơn giản giúp khách truy cập tập trung vào nội dung hoặc sản phẩm nhiều hơn.

Loại #2: Website doanh nghiệp/tổ chức

Loại website này thường được thiết kế ra với 2 mục đích: quảng bá thương hiệu và dịch vụ.

Phụ thuộc vào mục đích của website doanh nghiệp mà bạn muốn tập trung, màu nền cũng có thể khác nhau.

Thúc đẩy thương hiệu

Khi bạn muốn tăng cường sự nhận diện thương hiệu mạnh, bạn nên sử dụng các màu shade khác nhau của màu chủ đạo hoặc dùng luôn màu logo/nhãn hiệu làm màu nền chẳng hạn, ví dụ như Coca Cola đã phân tích ở trên. Khi bạn sử dụng một biến thể màu sắc chủ đạo/ logo nhãn hiệu làm nền, chính là đang củng cố sự nhận diện thương hiệu và làm cho doanh nghiệp bạn trở nên dễ nhớ hơn đối với khách hàng.

Nếu bạn có một màu sắc nhãn hiệu rất đậm, sử dụng như là màu nền của website có thể quá nổi trội. Nếu đúng như vậy, hãy cân nhắc chọn một màu shade nhẹ nhàng hơn. Sử dụng công cụ Adobe Color CC để tạo ra các màu shade và độ sáng khác nhau cho màu nền.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thúc đẩy dịch vụ

Nếu bạn muốn giá trị dịch vụ hoặc danh mục các dự án trước đây là tiêu điểm, hãy sử dụng màu nền trắng hoặc trung tính.

Cũng giống như các trang web chuyên sâu về nội dung và thương mại điện tử, bạn không muốn màu nền lấn át màu chủ đạo, khiến khách hàng rời khỏi trọng tâm hoặc thông điệp của bạn. Bằng cách chọn một nền trắng hoặc trung tính, nội dung/dịch vụ quan trọng của bạn sẽ tự nhiên thu hút được nhiều sự chú ý hơn.

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Loại #3: Website chuyên về các ngành nghề sáng tạo/thiết kế/thời trang…

Đối với các trang web trong ngành thời trang, thiết kế, nhà hàng, vẻ đẹp và ngành công nghiệp sáng tạo, thế giới luôn tươi đẹp và có nhiều điều để khám phá.

Không thật sự có bất kỳ quy tắc nào về hình ảnh nền hoặc màu nền bạn nên sử dụng. Hãy tha hồ sáng tạo, có thể sử dụng màu chỉ một màu đen, hoặc bảy sắc cầu vồng.

       

 

 

 

 

Thành thật mà nói, bạn có thể phá vỡ mọi quy luật và sử dụng tất cả các màu sắc bạn thích miễn là “Không bao giờ chọn màu nền khiến những con chữ và nội dung khó đọc”.

“Màu nền hoàn hảo cho phép nội dung, dịch vụ/sản phẩm trở nên nổi bật trong khi kết hợp hài hòa với màu chủ đạo và màu nhấn, khiến người xem thoải mái khi lướt web.”

Khi chưa thể chọn lựa một màu nền thích hợp, hãy sử dụng màu xám hoặc màu xám nhạt. Mặc dù đó không phải là màu nổi trội hay mang lại cảm hứng nhất, nhưng là màu an toàn, đảm bảo cho nội dung, dịch vụ/sản phẩm của bạn nổi bật.


Kết luận


Chọn đúng màu cho trang web không bao giờ được dựa trên màu sắc yêu thích hoặc cảm giác.

Một thiết kế website tốt luôn luôn đặt người xem lên vị trí đầu tiên.

Chọn màu sắc và thiết kế phù hợp với đối tượng mục tiêu, bạn có thể tạo ra một kết nối đáng nhớ và hoàn toàn vượt trội hơn so với đối thủ.

Chọn hệ thống màu không được ngẫu nhiên. Thay vào đó, hãy nghiên cứu, phân tích và lên chiến lược cẩn thận:

(1) Kết hợp màu chủ đạo phù hợp với thương hiệu của; (2) kết hợp màu sắc chủ đạo với màu nhấn bằng cách sử dụng công cụ Adobe; Và cuối cùng là (3) kết hợp màu nền với màu sắc chủ đạo và màu nhấn. 

Bằng cách thực hiện theo 3 bước trên, bạn có thể tạo ra một sự pha trộn màu sắc hoàn hảo nhất cho website của mình, thậm chí nếu thiết kế bố cục không ổn, đừng lo, màu sắc sẽ giúp bạn. Hãy nhớ thử nghiệm thật nhiều trước khi chính thức quyết định màu sắc cho website.

Hotline: 0974.533.108