Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu Chuyên Nghiệp Với Quy Trình 7 Bước

Trong quá trình lên kế hoạch Marketing thì Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu chính là một trong những hoạt động quan trọng, và nhiều thách thức đối với doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trong bài viết dưới đây Eagle Media sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược thương hiệu là gì? Quy trình 7 bước để xây dựng và phát triển một chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp.

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược thương hiệu

1.1. Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là cách định hướng, xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mang tính chất lâu dài. Mục đích định vị thương hiệu của mình trong nhận thức của người tiêu dùng. Gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng và hoàn thành được những mục tiêu cụ thể.

Nếu doanh nghiệp không xây dựng một kế hoạch thương hiệu rõ ràng và nhất quán. Thì rất dễ tạo ra những xung đột trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Điều này khiến cho các hoạt động trở nên không nhất quán. Hình ảnh thiếu sức hút và không để lại được ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.

1.2. Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng
Thương hiệu chuyên nghiệp dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn cho việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, hình thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì thương hiệu bạn đang xây dựng không nhất quán. Các hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Không có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Điều này làm cho doanh nghiệp không thu hút được khách hàng mục tiêu, làm giảm doanh thu.

Hầu hết các doanh nghiệp đều được khuyến khích nên xây dựng cho mình một chiến lược, một kế hoạch thương hiệu. Vì khi xây dựng một chiến lược, kế hoạch cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Nhận diện sản phẩm hiệu quả hơn
  • Kết nối với khách hàng tiềm năng một cách tối ưu
  • Khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
  • Định hướng đúng đắn trong cách thức xây dựng thương hiệu
  • Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu
  • Định vị thương hiệu, tạo dựng niềm tin, gây ấn tượng tốt khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, muốn phát triển tốt, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Nếu thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng có giá trị rõ ràng và khả năng hoạt động tốt. Điều này giúp khách hàng thêm tin tưởng vào thương hiệu. Từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành.

2. Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

quy-trinh-7-buoc-xay-dung-chien-luoc-thuong-hieu copy
Quy trình bảy bước giúp xây dựng thương hiệu của bạn một cách chuyên nghiệp

Để có thể xây dựng được một kế hoạch, chiến lược thương hiệu thành công. Thì bạn cần áp dụng quy trình chặt chẽ sau đây:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm các đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhóm tới. Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Bạn cần phải xác định được trong danh sách khách hàng, ai là người thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng chi trả để mua nó. Có như vậy, bạn mới có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng và đáp ứng được đối tượng này một cách tốt nhất.

Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

  • WHO: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi,…
  • WHAT: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • WHY: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?
  • WHERE: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ bao nhiêu? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
  • WHEN: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

khẳng định mạnh mẽ với khách hàng sự khác biệt của bạn với đối thủ
Định vị thị trường khẳng định mạnh mẽ với khách hàng sự khác biệt của bạn với đối thủ

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cần tiến hành phân tích những ưu, nhược điểm của đối thủ đồng thời xác định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường để có thể đưa ra được các chiến lược thương hiệu thành công. Từ những phân tích đó, bạn sẽ có thể tìm ra được mấu chốt phát triển thương hiệu. Học hỏi và sáng tạo những lợi thế của đối thủ để tạo ra điểm khác biệt.

Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Sau khi nghiên cứu các đối thủ của mình trên thị trường. Việc bạn cần phải thực hiện là sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình. Để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Xác định được những xu hướng và cơ hội phát triển của thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được những hướng đi đúng đắn nhất và phù hợp nhất với chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nắm bắt được sự thay đổi của xu hướng cũng giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi và chuyển hướng chiến lược thương hiệu. Dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình.

Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

> Xem thêm: Marketing Là Gì? Vai Trò Của Marketing Với Doanh Nghiệp

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi khi xây dựng chiến lược thương hiệu

Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là những yếu tố thiết yếu và lâu dài giúp định hướng các hành vi của từng thành viên hoạt động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu nếu muốn doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

Muốn thương hiệu phát triển bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu
Định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng, phát triển thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng, phát triển thương hiệu. Giúp doanh nghiệp của bạn tạo được vị trí khác biệt và nổi trội hơn các đối thủ khác. Điều này tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

> Xem thêm: Xây Dựng Thương Hiệu! Khẳng Định Vị Thế Doanh Nghiệp

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn. Khiến nó khác biệt với doanh nghiệp khác, tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng.

Đây là bước quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu. Việc xây dựng tính cách, sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn thông qua:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Biểu tượng
  • Khẩu hiệu (hay còn gọi là Slogan) của doanh nghiệp
  • Nhạc hiệu
  • Thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng
Ý nghĩa các màu sắc trong nhận diện thương hiệu
Ý nghĩa các màu sắc trong nhận diện thương hiệu

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Để duy trì được hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thị bạn cần thực hiện bước quản trị thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường.

Bởi khi không thực hiện việc quản trị thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng trở nên mờ nhạt trong nhận thức của khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

3. Lưu ý trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Bên cạnh việc thực hiện quy trình 7 bước quan trọng đã nêu ở trên. Doanh nghiệp của bạn nếu muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề chính sau:

3.1. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp

Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông. Tầm nhìn thương hiệu định hướng những công việc nên làm và không nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai.

Tầm nhìn, sư mệnh cần có tính nhất quán của thương hiệu
Tầm nhìn, sư mệnh cần có tính nhất quán của thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu của bạn phải đáp ứng 3 yêu cầu:

  • Tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
  • Nhất quán trong việc lãnh đạo
  • Động viên, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân viên và quản lý doanh nghiệp.

3.2. Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn phải được thể hiện, phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà nó còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trường doanh nghiệp, cách bạn giao tiếp với khách hàng của mình,…

3.3. Luôn giữ sự nhất quán cho thương hiệu

Việc bạn liên tục thay đổi thương hiệu của mình sẽ làm cho thương hiệu của bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp. Vì vậy bạn cần phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu rõ ràng, cụ thể. Để chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn nhất quán từ đầu đến cuối, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được.

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này Eagle Media đã giúp bạn tìm hiểu về Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu  và một số lưu ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu.

Để xây dựng một chiến lược thương hiệu tốt, việc đầu tiên là doanh nghiệp của bạn cần phải có một website chuyên nghiệp. Việc sở hữu riêng một website sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu trên internet một cánh mạnh mẽ và giúp cho mọi người biết đến thương hiệu của bạn một cách dễ dàng hơn.

Eagle Media hi vọng bạn hiểu và có thể áp dụng vào trong quá trình xây dựng thực tế. Hoặc nếu bạn cần đơn vị đồng hành…

> Tham khảo ngay dịch vụ Thiết kế website chuyên nghiệp của Eagle Media để bắt đầu kiến tạo và xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.

Hotline: 0974.533.108